Khách hàng bỏ nhiều hàng trong giỏ nhưng không bấm mua phải làm sao?
Một trong những vấn đề nan giải đối với các nhà bán hàng đó là khách hàng bấm xem, bỏ hàng vào giỏ hàng rất nhiều nhưng không mua hàng. Điều này cho thấy tâm lý lưỡng lự, cân nhắc khi mua hàng và tỷ lệ chốt đơn thành công sẽ khá thấp.Có nhiều lý do khiến khách hàng xem hàng, nhấn lưu sản phẩm vào giỏ hàng nhưng không ấn mua ngay. Tuy nhiên, có 2 nguyên nhân chính yếu nhất là:- Khách chưa có niềm tin với sản phẩm, shop: vì mua hàng online khách hàng sẽ có độ tin tưởng cao hơn với các sản phẩm có lượt bán cao, các shop đã đăng ký Shopee Mall hoặc các sản phẩm được đánh giá chất lượng.
- Khách hàng phân vân vì giá sản phẩm chưa đủ hấp dẫn: vì vậy họ bỏ sản phẩm vào giỏ trước, đợi các chương trình ưu đãi.
Tra cứu tỷ lệ bỏ giỏ hàng thế nào?
Tỷ lệ bỏ giỏ hàng cao hay thấp có thể không quá quan trọng, nhưng muốn phát triển bền vững và thúc đẩy doanh thu Shop buộc phải quan tâm đến nó. Nhiều nhà bán hàng sẽ thắc mắc làm sao để biết tỷ lệ bỏ giỏ hàng của shop là bao nhiêu? Xem ở đâu?Cách xem tỷ lệ:
Bạn truy cập vào Kênh người bán -> Phân tích bán hàng -> Sản phẩm.
Công thức tính % tỉ lệ khách bỏ giỏ hàng và khách đặt hàng:
Tỉ lệ bỏ giỏ nhưng không đặt đơn = 1 – (số đơn đặt / tổng số đơn) x 100
Tỉ lệ bỏ giỏ nhưng không đặt đơn = 1 – (số đơn đặt / tổng số đơn) x 100
Ví dụ:
Nếu thấy tỷ lệ bỏ giỏ hàng quá cao, điều đó chứng tỏ thị trường, người tiêu dùng có nhu cầu về sản phẩm. Tuy nhiên, còn nhiều điều khiến họ lưỡng lự, chưa ra quyết định. Bạn cần tìm hiểu sản phẩm của mình đang gặp vấn đề ở đây và khắc phục sớm nhé. Vì tỉ lệ này ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu.
- Hệ thống báo có 200 giỏ hàng được tạo
- Số đơn đặt thành công là 80 đơn.
- Tỉ lệ bỏ giỏ hàng là: [1 – (82 : 250)] x 100 = 67,2%
Nếu thấy tỷ lệ bỏ giỏ hàng quá cao, điều đó chứng tỏ thị trường, người tiêu dùng có nhu cầu về sản phẩm. Tuy nhiên, còn nhiều điều khiến họ lưỡng lự, chưa ra quyết định. Bạn cần tìm hiểu sản phẩm của mình đang gặp vấn đề ở đây và khắc phục sớm nhé. Vì tỉ lệ này ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu.
6 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng
Biết được những lý do này có thể giúp bạn có giải pháp cải thiện chiến lược bán hàng, thúc đẩy doanh thu hiệu quả hơn.1. Phát sinh thêm chi phí bổ sung
Nghiên cứu của Baymard cho thấy, 60% khách hàng không tiếp tục mua hàng bởi phải trả thêm chi phí khi thanh toán (phí ship, thuế,...), 23% còn lại đã từ bỏ “bấm mua” vì không thể tính toán tổng chi phí.Khách hàng Shopee hay các khách hàng mua sắm online chọn hình thức mua sắm trực tuyến vì: TIỆN LỢI - RẺ HƠN MUA TRỰC TIẾP - DỄ SO SÁNH GIÁ. Vậy nên, khi giá sản phẩm đến giỏ hàng khác nhau, tổng chi phí cao hơn so với giá thực tế họ sẽ trở nên chần chừ hơn.
Giải pháp cho vấn đề này là:
- Giá sản phẩm phải được minh bạch, công khai, hiển thị giá cuối ngay khi họ cho vào giỏ.
- Hạn chế để giá rẻ nhưng khi bấm vào mua lại ra các mức giá khác nhau (nếu có nhiều size, trọng lượng, màu sắc với mức giá khác nhau hãy phân loại sản phẩm và đăng riêng).
- Xem lại mức giá để công khai xem có hợp lý hay chưa, giá cả của đối thủ ra sao.
- Cố gắng hỗ trợ và giảm chi phí tối đa những phụ phí bên ngoài.
2. Phí vận chuyển (lý do phổ biến nhất)
Câu chuyện quen thuộc với hầu hết Shop bán hàng online. Thực tế, vận chuyển mất phí và cần có người trả khoản phí này cho bên vận chuyển. Tuy nhiên khách hàng chỉ muốn trả tiền cho sản phẩm mà thôi. Có đến 36% khách hàng đã rời bỏ giỏ hàng vì phí vận chuyển, 77% dùng mua khi không lựa chọn được đơn vị vận chuyển, theo Bigcommerce.Ví dụ: Khi so sánh một chiếc váy 200k free ship và một chiếc váy 185k (ship 15k). Phần lớn khách hàng sẽ chọn váy 200k bởi họ nghĩ chất lượng 200k sẽ khác 185k và họ không mất phí vận chuyển. Nhưng thực tế, Shop đã cộng phí vận chuyển vào giá sản phẩm và khách hàng vẫn là người trả khoản phí này.
Giải pháp cho vấn đề này:
- Shop cần giải quyết vấn đề phí vận chuyển, khi bán hàng trên Shopee có thể tham giá các gói vận chuyển của đơn vị giao vận hay của sàn như ( Freeship Extra,….).
- Nếu hàng hóa có trọng lượng cân nặng cao, dẫn đến phí ship quá cao bạn nên xem xét việc cải thiện hoặc hỗ trợ một phần phí ship.
3. Chương trình khuyến mãi
Một trong những nguyên nhân khiến khách hàng cho vào giỏ hàng nhưng không bấm mua là đợi chương trình khuyến mãi. Những đợt siêu Sale như 9/9, 10/10, 11/11,…. với nhiều voucher, ưu đãi sẽ là dịp khách hàng dễ ra quyết định mua hàng hơn.Giải pháp cho vấn đề này: là không có giải pháp nào cả. Lựa chọn giá cả là quyền của khách hàng, Shop không thể can thiệp. Tuy nhiên, Shop có thể cân nhắc về mức giá để đưa ra các khuyến mãi hấp dẫn hơn, kích thích hàng bấm mua.
4. Uy tín của shop và độ tin tưởng vào sản phẩm
Việc mua hàng online không được xem, thử, trải nghiệm thực tế khiến khách hàng có nhiều nghi ngại. Đã có quá nhiều trường hợp hàng trên mạng và thực tế khác nhau một trời một vực, dẫn đến vấn đề trả hàng, hoàn hàng. Theo khảo sát có đến 61% khách hàng không mua vì thiếu sự tin cậy vào sản phẩm.Giải pháp cho vấn đề này:
- Cung cấp mọi thông tin minh bạch, báo cáo, chứng nhận của sản phẩm.
- Nếu có thể hãy cung cấp những bằng chứng ngay trên phần ảnh sản phẩm.
- Sản phẩm có lượt bán cao, feedback tốt được khách hàng tin tưởng hơn.
- Shop chính hãng sẽ làm tăng uy tín hơn.
5. Khách thấy sản phẩm của Shop khác “ngon” hơn
Đây cũng là một trong những lý do gây ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng của khách hàng. Khách hàng đã bỏ sản phẩm vào giỏ, nhưng lại thấy shop khác ảnh đẹp hơn, lượt mua nhiều hơn, đánh giá tốt hơn vậy là họ tin tưởng sản phẩm của shop khác hơn. Hoặc giá sản phẩm shop khác rẻ hơn, chương trình khuyến mãi hấp dẫn hơn.Giải pháp cho vấn đề này:
- Bạn sẽ khó có thể can thiệp vào vấn đề này, bởi hành vi mua thuộc về khách hàng.
- Điều bạn cần làm là khiến sản phẩm trở nên đáng tin cậy hơn, chứng minh gian hàng bạn uy tín và chuyên nghiệp nhất có thể.
- Thêm phần mô tả shop, mô tả sản phẩm sao cho hấp dẫn và làm nổi bật được các tính năng, xuất xứ sản phẩm. (Bạn có thể tham khảo: Cách viết mô tả sản phẩm Shopee)
- Tăng lượng đánh giá tốt về sản phẩm (Bạn có thể tham khảo bài viết: Mẹo xin đánh giá khách hàng trên Shopee dành cho chủ Shop)
- Nếu lượt bán đánh giá < 20 sẽ rất khó để khách hàng đủ tin tưởng với sản phẩm của shop bạn.
- Tạo các mã giảm giá, flash sale để kích thích khách hàng hành động luôn.
- Thiết kế hình ảnh, trang trí gian hàng Shopee chuyên nghiệp hơn.
Đầu tư cho hình ảnh và thiết kế gian hàng Shopee chuyên nghiệp cũng chính là đầu tư cho bộ mặt, uy tín của shop. Sở hữu một gian hàng Shopee chuyên nghiệp là cơ hội để thu hút khách hàng, tăng tỷ lệ mua hàng. Vì vậy, hãy bắt đầu “xây thương hiệu shop” từ việc tạo dựng hình ảnh chuẩn chỉ nhất.
Liên hệ tư vấn :
Contact: 039.200.3650 (Zalo)
Facebook: Neohoat Agency
6. Rắc rối trong vấn đề thanh toán
Với tính cách cẩn trọng của người Việt Nam, những hình thức thanh toán trước, thanh toán qua thẻ là điều họ sẽ khiến họ băn khoăn khi mua hàng. Cùng với những thông tin về lừa đảo qua mạng, hack tài khoản, lộ thông tin cá nhân,... nhiều người càng trở nên nghi ngại hơn.Chứng minh cho nhận định này, nếu vào một trang web bắt buộc phải cung cấp số tài khoản để thực hiện thanh toán trước xem, phần lớn khách hàng sẽ out ngay khỏi trang web.
Giải pháp cho vấn đề thanh toán là:
- Đa dạng những hình thức thanh toán
- Ưu tiên việc thanh toán sau khi nhận hàng
Cần làm gì khi khách bỏ vào giỏ nhưng không mua?
Để xử lý nhanh các tình trạng khách bỏ giỏ hàng nhưng không mua bạn có thể thực hiện như sau:- Trên Shopee hãy sử dụng tin nhắn quảng bá ở phần chat khách
- Nội dung tin nhắn có thể là: Thông báo chương trình khuyến mại, mã voucher độc quyền, nên giới hạn thời gian và số lượng. Như vậy có thể kích thích hành động mua hàng ngay.
- Chạy quảng cáo sản phẩm (Tham khảo: Cách tối ưu vị trí đấu thầu từ khóa trên Shopee giúp quảng cáo tiết kiệm chi phí)
- Tối ưu lượt mua hàng và đánh giá trước khi chạy quảng cáo
- Book KOC review để thu hút thêm khách hàng, tăng uy tín của sản phẩm
- Đăng ký thêm gói Freeship extra hoặc các chương trình của sàn.
Ở mỗi vấn đề khác nhau, sẽ có các cách giải quyết khác nhau như đã nêu chi tiết ở phần trên. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta không thể biết khách hàng bỏ giỏ hàng không mua vì vấn đề nào, vì vậy, hãy liên tục cải thiện để tối ưu tổng thể. Hạn chế tối đa các vấn đề gây trở ngại đến quyết định mua hàng của khách. Chúc các Shop thành công!