Header AD

Tương lai của ngành thiết kế đồ họa

Sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ sẽ kéo theo sự thay đổi của nhiều ngành nghề trong tương lai. Đặc biệt với những nghề nghiệp đã từng được cho là độc quyền như thiết kế hoặc lập trình máy tính.



Và rồi sẽ có những hướng phát triển khác nhau trong con đường sự nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp của bạn. Đòi hỏi bạn phải nâng mình lên một tầm cao mới nhằm thích ứng theo mô hình nghề nghiệp mới phục vụ cho nhu cầu thị trường trong tương lai.

  • Vậy tương lai của thiết kế và nghề thiết kế sẽ như thế nào?


Visual VR chỉ là sự khởi đầu.



Thực tế ảo là một công nghệ tuyệt vời để đưa người dùng vào trải nghiệm sống động, nơi họ có thể nhìn và chơi mọi thứ xung quanh mình.. Ví dụ: Axon VR là nhà phát triển của thực tế ảo, cả phần mềm và phần cứng. Bộ máy này đã có bước nhảy vọt tới trải nghiệm người dùng đầu tiên thật đáng kinh ngạc về trải nghiệm hình ảnh, âm thanh và xúc giác. Khi chúng được đặt trong tay của những người sáng tạo, hãy tưởng tượng trải nghiệm sẽ thú vị và đi xa đến dường nào.

Thiết kế của bạn sẽ được xem là một thương hiệu.



“Nếu bạn đang là một nhà thiết kế đồ họa và bạn muốn kiếm thật nhiều tiền hãy làm freelance. Nhưng nếu bạn bắt đầu nghĩ rằng bạn muốn xây dựng một đội ngũ hay việc xây dựng một công ty. Hãy kéo mình ra khỏi guồng sản xuất, đặt mình vào vị trí của một người phát triển doanh nghiệp. Hãy chuyển đổi tư duy từ: “Tôi là người thiết kế và có những người ở đây làm việc cho tôi” sang “Tôi là người tạo lập thương hiệu mà mọi người sẽ làm việc tại đây và họ sẽ thuê công ty tôi để phát triển chất lượng công việc của họ lên một tầm cao mới.”

Định nghĩa về “ thiết kế ” sẽ bị phai mờ:



Sẽ không chỉ là đơn giản những bản vẽ đồ hoạ hay quy ước kỹ thuật hay người sáng tạo nên những tấm poster, áp phích, banner, website,... nữa. Định nghĩa về hai từ “thiết kế" sẽ được mở rộng hơn. Người ta nói đến những người “thiết kế" như những nhà hoạch định chiến lược và vận hành. Chẳng hạn các công việc như thiết kế tổ chức, thiết kế kinh doanh, với ý nghĩa về một sự sắp xếp các ý tưởng để giúp cho tổ chức, kinh doanh được vận hành theo một cách riêng biệt nào đó.

Đi đường vòng sẽ là tiêu chuẩn mới:

Các nhà tuyển dụng nói rằng, họ không còn quan tâm đến việc một đến một người đã vào một trường thiết kế chính quy hay bắt đầu tại một công ty uy tín nào đó. Điều họ quan tâm là anh ta đã học được gì, trưởng thành như thế nào và có ý định đằng sau những gì anh đang hướng tới. Vì vậy, những nhà thiết kế tương lai không nhất thiết phải học thiết kế chính quy, mà cần trau dồi nhiều hơn về kỹ năng thực chiến, sự sáng tạo, cách tư duy và hiểu rõ mục tiêu của chính mình.

Khoảng cách giữa thiết kế và kinh doanh sẽ dần được lu mờ:

Nhà thiết kế càng hiểu được cách thức vận hành của kinh doanh, giá trị và sứ mệnh của công ty càng có thể giúp họ phát triển và tiến xa hơn trong công việc. Nhiệm vụ của họ không chỉ là hiểu rõ tâm ý của nhà điều hành, mà còn là hiểu rõ sản phẩm, dịch vụ, chiến lược kinh doanh, mục tiêu và khách hàng mục tiêu của công ty. Chỉ có như vậy, nhà thiết kế mới có thể cho ra thành phẩm có giá trị thực sự.




Thiết kế phải thổi hồn và mang đến trải nghiệm cao cấp:

Việc mua sắm sẽ ngày càng không còn đơn thuần là trải nghiệm giao dịch nữa. Mà khách hàng sẽ phải cảm nhận được chất riêng từ thương hiệu và thẩm thấu phong cách sống từ nó. Đó là một trải nghiệm cực kỳ cao cấp. Nhiệm vụ truyền cảm hứng này chắc chắn không ai khác ngoài những nhà thiết kế.

Kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng với những nhà thiết kế:

Đừng để những thiết kế tuyệt vời chìm vào quên lãng một cách đáng tiếc chỉ vì không biết cách truyền đạt câu chuyện đằng sau. “Trau dồi một “kỹ năng mềm" để thu hút sự chú ý và làm rõ những ý tưởng là điều cần thiết với các nhà thiết kế. Luôn bám vào những câu hỏi: Tại sao tôi chọn thiết kế này? Tại sao chúng lại quan trọng? Tôi sẽ tác động thế giới như thế nào? Điều quan trọng là bạn phải có câu trả lời trước khi bắt tay vào làm. Và hãy học cách thương lượng về mức giá của mình.
Mới hơn Cũ hơn
Liên hệ Zalo
Chat ngay